Trung Quốc loan báo một loạt cải cách mới

El papa Francisco besa la imagen del Niño Jesús en el Vaticano.

Trung Quốc công bố một đợt cải cách kinh tế mới bao gồm một phạm vi rộng rãi mà có thể tạo áp lực chưa từng có trước đây đối với các xí nghiệp quốc doanh và theo tường thuật của Thông tín viên VOA Bill Ide từ Bắc Kinh có thể chấm dứt nhiều thập kỷ sự thống lĩnh của nhà nước trong một số khu vực của nền kinh tế.

Các cải cách được công bố trong một danh sách dài của Trung Quốc hồi cuối tuần trước có thể trở thành một đợt cải cách mới có tính cách lịch sử, trong đó có những chi tiết cụ thể về một loạt vấn đề - từ những thay đổi về xã hội như nới lỏng chính sách một con, cho đến các biện pháp bảo vệ môi trường. Thậm chí còn gồm cả các kế hoạch tổ chức hợp lý hơn quân đội, và các biện pháp chống tham nhũng, qua đó các viên chức chính phủ sẽ được cấp nhà ở và ngăn họ chiếm dụng các tài sản khác.

Tuy nhiên trong chừng 60 mục tiêu được nêu lên trong báo cáo, các cải cách kinh tế nổi bật nhất.

Nền kinh tế của Trung Quốc đang tăng trưởng ở tốc độ chậm nhất tính từ 2 thập kỷ qua và ngày càng có nhiều lời kêu gọi chính phủ đề ra mô hình kinh tế mới cho đất nước. Một mô hình ít lệ thuộc vào xuất khẩu hơn và dựa vào tiêu thụ nội địa nhiều hơn, cho các doanh nghiệp cỡ nhỏ và cỡ trung thêm môi trường hoạt động và để cho thị trường đóng một vai trò lớn hơn trong nền kinh tế do nhà nước kiểm soát theo truyền thống này.

Các nhà phân tích nói rằng những thay đổi được đề nghị đối với các xí nghiệp quốc doanh sẽ là chìa khóa bảo đảm sự thành công của nỗ lực cải cách toàn diện.

Kinh tế gia Barry Naughton, giáo sư tại Đại học San Diego California, nói rằng “Các tác giả của bản báo cáo này rõ ràng tìm cách tạo sự chuyển biến quan trong đối với xí nghiệp quốc doanh. Họ đặt nhiều điều khoản cụ thể về cải cách các xí nghiệp quốc doanh.”

Tính minh bạch và cởi mở

Một số các điều khoản đó bao gồm cả viêc đẩy mạnh hơn nữa tính minh bạch của các xí nghiệp quốc doanh, cởi mở hơn trong các bản báo cáo và về ngân sách. Kế hoạch cải cách cũng đề cập đến những vấn đề như lương của giới quản lý công ty nhà nước, thực hiện và nhu cầu làm cho các công ty dựa vào trên thị trường hơn nữa.

Các doanh nghiệp nhà nước cũng sẽ được yêu cầu đóng góp một phần lớn hơn doanh thu của họ cho chính phủ. Hiện nay các công ty đóng góp khoảng 10 đến 15% doanh thu của họ vào phúc lợi xã hội. Theo kế hoạch này họ cần tăng lên 30% trước năm 2020.

Trong cuộc phỏng vấn mới đây với đài truyền hình nhà nước CCTV, một viên chức kinh tế hàng đầu của Đảng Cộng sản Yan Weimin, Phó Chánh Văn phòng Tập đoàn hàng đầu Trung ương đặc trách về các vấn đề tài chính và klnh tế nói rằng các cải cách của chính phủ nhằm tạo sân chơi bình đẳng hơn giữa xí nghiệp quốc doanh và xí nghiệp tư.

Ông nói các cải cách sẽ cho phép sự tham gia nhiều hơn của tư nhân trong các công ty nhà nước và trong một số lãnh vực, nhà nước có thể sẽ rút lui để các xí nghiệp tư đảm trách. Ông Yang nói rằng đây thực sự là điều mới mẻ:

“Có thể những người nhìn vào văn kiện này rất có thể cho nghĩ rằng họ đã nghe tất cả những điều này trước đây, những thực ra thì cường độ của các biện pháp cải cách này mạnh hơn đáng kể.”

Giữ quyền kiểm soát nhiều hơn

Trung quốc không thể nới lỏng quyền kiểm soát các công ty quốc doanh trong những lãnh vực an ninh quốc gia quan trọng, nhưng theo như kế hoạch này thì chính phủ sẽ loại bỏ những trở ngại đối với đầu tư nước ngoài trong các khu vực dịch vụ trong đó có ngân hàng và tài chính.

Ông Cai Jiming, giáo sư kinh tế tại Đại học Thanh Hoa, nói rằng chính phủ đang tìm cách làm cho các công ty quốc doanh cạnh tranh hơn bằng cách cho phép đầu tư từ bên ngoài. Ông nói:

“Khi tư nhân hay nước ngoài đầu tư vào xí nghiệp nhà nước, độc quyền nhà nước và trải qua những chuyển đổi cổ phần, thì xí nghiệp chỉ có thể vận hành theo các tiêu chuyển công nghiệp hiện đại và phải hội nhập – hòa nhập vào thị trường. Điều này có nghĩa là chúng có thể bức phá khỏi sự can thiệp của chính phủ đối với công ty.”

Giáo sư Barry Naugton của Đại học UC San Diego nói một trong những điều tốt nhất trong báo cáo này là nó đề cập đến việc chính phủ sẽ giảm sự can thiệp vào kinh tế. Và đó là điều mà cải cách xí nghiệp quốc doanh là chính. Giáo sư Naughton nói:

“Có nhiều phần trong bản báo cáo cổ võ cho sự cạnh tranh dựa trên các nguyên tắc công bằng hơn. Mọi người có quyền như nhau. Như vậy đó là những tuyên bố mạnh mẽ, nhưng chúng không có ý nghĩa gì trừ phi họ sẵn sàng giải quyết một số đặc quyền của xí nghiệp quốc doanh.”

Các xí nghiệp quốc doanh từ lâu được hưởng sự tiếp cận dễ dàng các khoản vay với lãi suất thấp từ các ngân hàng nhà nước, được trợ cấp và cạnh tranh tự do. Chúng cũng được hưởng ảnh hưởng chính trị đáng kể trong chính phủ và một số doanh nghiệp còn mạnh hơn các bộ chính phủ. Vì lý do đó, các nhà phân tích nói thêm rằng để thúc đẩy các biện pháp cải cách này sẽ là một nhiệm vụ không nhỏ.