Việt-Trung cam kết giải pháp ôn hòa cho tranh chấp Biển Đông

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được Chủ tịch nước Trung Quốc tiếp đón tại Đại Sảnh đường Nhân dân ở Bắc Kinh, ngày 7/4/2015.

Việt Nam và Trung Quốc vừa ra thông cáo chung cam kết giải quyết tranh chấp chủ quyền Biển Đông bằng thương lượng ôn hòa, tránh làm phức tạp thêm tình hình, tìm cách hợp tác cùng phát triển để duy trì đại cục quan hệ Việt-Trung.

Thông cáo được phổ biến hôm 8/4 nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư đảng cộng sản Việt Nam, Nguyễn Phú Trọng, tới Trung Quốc từ ngày 7/4 đến 10/4 đáp lời mời Chủ tịch Tập Cận Bình.

Thông cáo nói đôi bên đã trao đổi quan điểm thẳng thắn về tranh chấp Biển Đông, tâm điểm xích mích giữa hai nước láng giềng cộng sản anh em Việt-Trung.

Thông cáo nêu rõ Hà Nội và Bắc Kinh nhất trí “sử dụng tốt cơ chế đàm phán cấp chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt - Trung, kiên trì thông qua hiệp thương và đàm phán hữu nghị, tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được.”

Trung Quốc nói một đường làm một nẻo. Họ nói thì ngon ngọt thế nhưng trên thực tế họ vẫn lấn tới. Đường lưỡi bò của họ không bỏ, vẫn liếm tới tất cả các đảo và biển của Việt Nam. Nói là ‘đồng thuận’ chứ có đồng thuận gì đâu...Những nhà lãnh đạo Việt Nam phải nói với Trung Quốc rằng ‘Các anh xâm lấn của tôi nhiều quá rồi. Bây giờ các anh thôi đi thì mới có cái giải pháp ấy.’”
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc.

Thông cáo cho biết thêm rằng đôi bên đồng ý cùng nhau “tích cực nghiên cứu giải pháp mang tính quá độ không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của mỗi bên, bao gồm tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển.”

Hai bên cũng cam kết “cùng kiểm soát tốt bất đồng trên biển, thực hiện đầy đủ có hiệu quả Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và sớm đạt được Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) trên cơ sở hiệp thương thống nhất.”

Lãnh đạo Việt-Trung tán đồng rằng không bên nào được phức tạp hóa tình hình hoặc mở rộng tranh chấp cũng như xử lý kịp thời vấn đề nảy sinh để vừa duy trì đại cục quan hệ song phương, vừa đảm bảo hòa bình ổn định Biển Đông.

Một nhà quan sát chuyên nghiên cứu vấn đề Biển Đông và quan hệ Việt-Trung được nhiều người biết tiếng, nói đây không phải là một sự đồng thuận đúng nghĩa.

Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, phát biểu với VOA Việt ngữ:

“Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói một đường làm một nẻo. Họ nói thì ngon ngọt thế nhưng trên thực tế họ vẫn lấn tới. Đường lưỡi bò của họ không bỏ, vẫn liếm tới tất cả các đảo và biển của Việt Nam. Nói là ‘đồng thuận’ chứ có đồng thuận gì đâu. Phía Việt Nam thì thế nào ông Trọng cũng phải đồng ý thôi. Nhưng Trung Quốc nói thế chứ họ có ‘đồng thuận’ gì đâu. Những nhà lãnh đạo Việt Nam phải nói với Trung Quốc rằng ‘Các anh xâm lấn của tôi nhiều quá rồi. Bây giờ các anh thôi đi thì mới có cái giải pháp ấy.’”

Nhà cựu ngoại giao của Việt Nam nhấn mạnh lời nói và hành động của Bắc Kinh lâu nay không đi đôi với nhau, vì vậy, giới lãnh đạo Hà Nội thay vì gật đầu tán thành với những lời ngoại giao hoa mỹ, nên thẳng thắn yêu cầu Bắc Kinh chứng minh bằng hành động:

“Phải nói rõ với họ rằng ‘Ông nói thế nhưng đề nghị ông hãy hành động như thế đi.’”

Tướng Vĩnh nói Việt Nam không thể cứ nhất trí đồng thuận với Trung Quốc mãi giữa lúc Bắc Kinh không ngừng lấn lướt xâm lấn Biển Đông, cải tạo đất đai thay đổi nguyên trạng nhằm củng cố tuyên bố chủ quyền của họ tại vùng biển giàu tài nguyên này. Tướng Vĩnh đề nghị:

Từ trước tới giờ, ai cũng biết ông Nguyễn Phú Trọng rất thân Trung Quốc rồi. Cho nên, ông Tập Cận Bình mời ông Trọng sang thăm là vì có tin là ông Trọng được mời thăm Hoa Kỳ...Nhân thể, vì bây giờ Trung Quốc làm điều thiệt hại cho nhân dân Việt Nam nhiều lắm, mặc dù họ nói hữu nghị nhưng họ cứ lấn đủ thứ, khiến dân Việt Nam ghét Trung Quốc. Cho nên, ông Tập mời ông Trọng sang là cũng để đề nghị tuyên truyền 16 chữ vàng-4 tốt ráo riết vào...
Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nói.

“Phải tranh thủ dư luận quốc tế thôi vì Biển Đông cũng là lợi ích của nhiều nước chứ không phải của mình Việt Nam. Cho nên phải tranh thủ dư luận của thế giới nữa chứ.”

Nhân chuyến thăm Bắc Kinh của ông Nguyễn Phú Trọng lần này, hai nước Việt-Trung cũng đồng ý cùng thúc đẩy đàm phán phân định khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ, cùng hợp tác phát triển và sớm khởi động khảo sát chung tại vùng biển ngoài cửa vịnh Bắc Bộ trong năm nay.

Chuyến đi Trung Quốc của lãnh đạo đảng cộng sản Việt Nam diễn ra trước chuyến công du dự kiến của ông tới Hoa Kỳ trong năm nay.

Nguyên Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, nhận định:

“Từ trước tới giờ, ai cũng biết ông Nguyễn Phú Trọng rất thân Trung Quốc rồi. Cho nên, ông Tập Cận Bình mời ông Trọng sang thăm là vì thứ nhất có tin là ông Trọng được mời thăm Hoa Kỳ. Ông Bình ngại khi ông Trọng sang Mỹ, giới lãnh đạo Hoa Kỳ thuyết phục thế nào lại có thay đổi với quan hệ Trung Quốc chăng. Cho nên, ông ta phải mời ông Trọng sang Trung Quốc trước khi ông Trọng đi Hoa Kỳ. Nhân thể, vì bây giờ Trung Quốc làm điều thiệt hại cho nhân dân Việt Nam nhiều lắm, mặc dù họ nói hữu nghị nhưng họ cứ lấn đủ thứ, khiến dân Việt Nam ghét Trung Quốc. Cho nên, ông Tập mời ông Trọng sang là cũng để đề nghị tuyên truyền 16 chữ vàng-4 tốt ráo riết vào, có biểu hiện chống Trung Quốc phải trấn áp. Thứ ba, sắp tới Việt Nam có đại hội đảng, ông Tập muốn chi phối nhân sự cho nên mới triệu ông Trọng sang để nghe dự kiến nhân sự đại hội 12 như thế nào, đưa ra những gợi ý lợi cho Trung Quốc, nhất là gợi ý không để những người chống Trung Quốc lọt vào ban lãnh đạo.”

Your browser doesn’t support HTML5

Việt-Trung cam kết giải pháp ôn hòa cho tranh chấp Biển Đông

Việt Nam tăng cường quan hệ quân sự với quốc gia cựu thù Hoa Kỳ kể từ khi tranh chấp Biển Đông bùng lên sau khi ông Tập Cận Bình lên nắm chức Chủ tịch Trung Quốc vào năm 2013.

Hà Nội cũng đang tìm điểm chung với Philippines, quốc gia cũng có tranh chấp chủ quyền gay gắt với Trung Quốc ở Biển Đông, để cùng đối phó với bản đồ đường lưỡi bò của Bắc Kinh chiếm gần như trọn vẹn Biển Đông.

Your browser doesn’t support HTML5

Truyền hình vệ tinh VOA Asia 9/4/2015