Đường dẫn truy cập

VN được bỏ tên khỏi danh sách những nước vi phạm tự do tôn giáo


Hôm thứ hai, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đã đưa Việt Nam ra khỏi danh sách những nước vi phạm nghiêm trọng tự do tôn giáo. Tuy nhiên, Uzbekistan bị đưa vào danh sách cùng với Miến Điện, Trung Quốc, Eritrea, Iran, Bắc Triều Tiên, Ả rập Saudi và Sudan.

Quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách “những nước cần được quan tâm đặc biệt” của Hoa Kỳ đối với vấn đề tự do tôn giáo được đưa ra ngay trước chuyến công du của Tổng thống Bush tới Châu Á trong đó có Việt Nam.

Tuy nhiên, Đại sứ Hoa Kỳ đặc trách các Vấn đề Tự do Tôn giáo Quốc tế, ông John Hanford cho biết quyết định này đã được đưa ra vài tuần trước đây, và việc công bố quyết định này bị trì hoãn cho tới thứ Hai do một số yêu cầu về thủ tục đối với việc đưa Uzbekistan vào danh sách này. .

Tại một cuộc họp báo ông Hanford đã ca ngợi những gì mà ông gọi là một loạt các hành động của chính quyền Hà Nội trong việc đáp ứng những quan ngại của Hoa Kỳ khi Việt Nam bị đưa vào danh sách những nước vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo vào năm 2004:

Lần đầu tiên khi tôi đến Việt Nam có hàng chục người bị bắt giam vì tôn giáo, tín ngưỡng của họ. Giờ đây, những người này đã được trả tự do. Những tù nhân này gồm có những người theo đạo Phật, đạo Công giáo, đạo Tin lành và đạo Hòa Hảo, nhiều người trong số họ đã phải ở tù trong nhiều năm.

Hôm nay Việt Nam đã ca ngợi quyết định đưa Việt Nam ra khỏi danh sách những nước vi phạm tự do tôn giáo nghiêm trọng nhất của Hoa Kỳ, và nói rằng quyết định này phản ánh quan hệ nồng ấm hơn giữa hai nước cựu thù.

Ông Ngô Yến Thi, người đứng đầu Uûy ban Tôn giáo của chính phủ cho biết chính phủ Việt Nam hoan nghênh quyết định này. Việc đưa Việt Nam ra khỏi danh sách là không thể không được thực hiện. Điều này phù hợp với mối quan hệ nồng ấm hơn giữa hai quốc gia. Ông Thi cũng cho biết không bao giờ nên đưa Việt Nam vào danh sách, và Washington đã đánh giá tình hình tự do tôn giáo của nước ông một cách không công bằng và từ “một phía”.

Ông Hanford cho biết trong khi đó vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, Việt Nam đã đình chỉ và thậm chí còn coi một số đạo giáo là bất hợp pháp vào năm 2004, trong đó có việc bắt buộc hàng ngàn tín đồ Tin lành ở khu vực cao nguyên miền trung từ bỏ tín ngưỡng của mình.

Ông cho biết Việt Nam đã cho mở lại hàng trăm nhà thờ Tin lành mà họ đã bắt đóng cửa và đã cho phép hàng trăm mục sư Tin lành và Công giáo mới, được phong chức.

Ông Hanford đã phân biệt sự khác nhau giữa Việt Nam và Uzbekistan, nước mà ông cho là đã trở thành một nước cần đặc biệt quan tâm bởi những vụ đàn áp một số nhóm Hồi Giáo bị coi là có liên quan đến các nhóm cực đoan chính trị một cách sai lầm.

Người Hồi giáo đã từ lâu phải chịu đựng sự đàn áp mạnh mẽ của chính quyền Uzbekistan. Chính phủ nước này vẫn tiếp tục nhắm tới việc bắt giữ những người theo Đạo hồi, họ thường coi việc hành đạo Hồi giáo bảo thủ là bằng chứng của cực đoan và khủng bố.

Ông Hanford cho hay Hoa Kỳ công nhận rằng Uzebekistan phải đối mặt với mối đe dọa an ninh từ một số nhóm đã dùng tôn giáo để biện minh cho các hành động bạo lực, trong đó có Phong trào Hồi giáo Uzebekistan, mà Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã đưa vào danh sách những tổ chức khủng bố.

Tuy nhiên, ông nói các giới chức Hoa Kỳ xem xét vấn đề tôn giáo đối với điều mà ông gọi là việc chính phủ Uzbekistan sử dụng hành động tin theo tôn giáo để đưa những người tin vào Đạo hồi vào danh sách những kẻ cực đoan, mà không có bằng chứng là họ có kế hoạch hay tham gia vào những hành động bạo lực.

Cũng như trong buổi báo cáo về tình hình tự do tôn giáo của Bộ Ngoại giao hồi tháng 9, ông Hanford đã khen ngợi Ả rập Saudi là đã có những cam kết tiến bộ với Hoa Kỳ trong việc đình chỉ các hoạt động trấn áp tôn giáo.

Ông nói những cam kết này gồm có việc cam kết chấm dứt việc kích động tôn giáo và loại bỏ những phần tiêu cực trong sách giáo khoa về đạo Thiên chúa giáo, Do Thái giáo, và về những người theo đạo Hồi ngoài dòng Sunni được nhà nước thừa nhận.

Ông nói thêm rằng những lời hứa này đã khích lệ các giới chức Hoa Kỳ và họ đã thấy có một số cải thiện, tuy nhiên vẫn chưa đủ để đưa Ả rập Saudi ra khỏi danh sách những nước vi phạm tự do tôn giáo.

Cũng tương tự như vậy về trường hợp của Trung Quốc, ông Hanford cho biết các giới chức Trung Quốc trong nỗ lực đáp ứng những quan ngại của Hoa Kỳ, đã công bố việc nới lỏng những hạn chế đối với những nhà thờ, được gọi là “nhà thờ tại gia” và đã đưa giáo dục tôn giáo vào các trường học.

Tuy nhiên, ông cho biết các chính sách này không được thực hiện đồng bộ, các nhà hoạt động vẫn tiếp tục bị bắt giữ và việc cải thiện tự do tôn giáo ở Trung Quốc không thể được coi là cải thiện một cách có hệ thống.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG