Đường dẫn truy cập

Các NGO địa phương và nỗ lực cứu trợ nạn nhân thiên tai miền Trung


Cư dân địa phương chèo thuyền đến địa điểm phát phẩm vật cứu trợ cho người dân bị lụt tại thôn Quảng An, Thừa Thiên-Huế. Ảnh chụp ngày 20/10/2020.
Cư dân địa phương chèo thuyền đến địa điểm phát phẩm vật cứu trợ cho người dân bị lụt tại thôn Quảng An, Thừa Thiên-Huế. Ảnh chụp ngày 20/10/2020.

Kể từ đầu tháng 10, Trung bộ Việt Nam bị liên tiếp nhiều cơn bão nhiệt đới và bão lớn tàn phá, gây nên lũ lụt và đất chuồi tại nhiều nơi trong vùng.

Có ít nhất 1.3 triệu người bị ảnh hưởng vì lũ lụt và 235 người chết hay mất tích từ nhiểu trận bão, theo như chính phủ Việt Nam.

Nhà sập vì bão tại quận Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. (Hình: Hugh Bohane)
Nhà sập vì bão tại quận Tây Giang, tỉnh Quảng Nam. (Hình: Hugh Bohane)

Thiệt hại về kinh tế hiện ước lượng vào khoảng gần một tỉ đô la.

Vào ngày 28/10, Bão Molave đổ bộ vào Quảng Nam và Quảng Ngãi Trung bộ Việt Nam và đây là cơn bão tệ hại nhất trong hai thập niên.

Quảng Nam và Quảng Ngãi là hai trong số 5 tỉnh ở miền trung bị tác hại nhiều nhất vì lũ lụt và đất chuồi mới đây. Những tỉnh khác là Quảng Bình, Quảng Trị và Huế.

Vấn đề tệ hại hơn khi mùa mưa vẫn tiếp tục và một sự kiện khác là bão Vacom, đang trên đường từ Philippines đến Việt Nam và tiên đoán sẽ ập vào Quảng Bình sáng ngày Chủ Nhật 22/11.

Đây là trận bão thứ ba đổ bộ vào Việt Nam trong tháng 11 và cơn bão thứ 13 ập vào Việt Nam trong năm nay.

Trợ giúp quốc tế bắt đầu đổ vào Việt Nam từ các nước khác nhau như Mỹ, Anh, Úc, Hà Lan và Nhật Bản và dù chính phủ Việt Nam đã phân phối các quỹ cứu trợ nhưng trong tình trạng Việt Nam phải đối phó với hai đòn giáng của COVID-19 trong năm nay, cần phải có trợ giúp thêm của thế giới bên ngoài.

Các tổ chức phi chính phủ đang làm việc không mệt mỏi với chính quyền địa phương để chuyển giao phẩm vật cứu trợ cho những người bị ảnh hưởng nhiều nhất.

Tổ chức Pacific Links Foundation là một tổ chức phi chính phủ hiện đang hỗ trợ cho các gia đình bị thiệt hại tại miền Trung Việt Nam và đã gây quỹ để giúp những gia đình tại các tỉnh Quảng Trị, Quảng Bình và Huế bị ảnh hưởng vì lũ lụt.

“Những người tình nguyện của chúng tôi tại thực địa đang chuyển giao những gói cứu trợ khẩn cấp, bao gồm gạo, thực phẩm, phao cứu hộ, và đèn pin, cho học sinh và gia đình,” cô Hồng Nguyễn, Phó Giám đốc SEEDS, một chương trình học bổng của Pacific Links Foundation hiện hỗ trợ cho hơn 2.500 học sinh.

Đà Nẵng Go là một tổ chức từ thiện bất vụ lợi chú trọng đến các hoạt động nhân đạo để giúp cho những người Việt Nam ở miền Trung cần được giúp đỡ.

Anh chị em thiện nguyện của tổ chức Đà Nẳng Go. (Hình: Hugh Bohane)
Anh chị em thiện nguyện của tổ chức Đà Nẳng Go. (Hình: Hugh Bohane)

Tổ chức dùng những buổi gây quỹ và những quà tặng trực tiếp để giải quyết những nhu cầu thiết thực của người Việt Nam bị ảnh hưởng vì thiên tai, nghèo khổ và đói khát.

Hiện nay tổ chức này gồm có khỏang 20 người tình nguyện địa phương và quốc tế thường xuyên có những chuyến đi cứu trợ đến các khu vực có lũ lụt và đất chuồi trong vùng.

Tổ chức này thường có những đoàn xe đến quận Tây Giang ở tỉnh Quảng Nam.

Chuẩn bị quà cứu trợ. (Hình: Hugh Bohane)
Chuẩn bị quà cứu trợ. (Hình: Hugh Bohane)

Tây Giang bị lụt năng và đất chuồi gây chết người từ tháng 10 cho đến tháng 11, và thường xuyên bị xem như là một khu vực kinh tế yếu kém nhất tại miền Trung.

Đa số cư dân ở đây là người sắc tộc Cờ Tu, một xã hội chính yếu là nông dân chăn nuôi gia súc và phụ nữ nổi tiếng về việc sản xuất các đồ thủ công truyền thống chất lượng cao.

Họ sống trong những nhà sàn nhỏ dễ bị mưa bão và đất chuồi gây thiệt hại. Ít nhất có 30 gia đình trước đây di tản khỏi một làng của Tây Giang vì đất chuồi mới đây.

“Trước khi cơn bão vừa rồi ập đến, chính quyền muốn di dời họ đến một nơi an toàn hơn nhưng vấn đề là họ không muốn đến nơi khác vì họ sợ và nếu họ chết họ muốn chết tại quê nhà. Họ quen với những trận bão hàng năm nhưng họ không biết những trận bão năm nay quá ác nghiệt,” bà Hannah Bùi, một trong những giám đốc chính của Đà Nẵng Go và chủ nhân tiệm ăn Hannah ở Đà Nẵng nói.

“Tôi mong muốn có nhiều tiền hơn để có thể làm nhiều việc hơn để giúp những người này.” Bà Bùi nói.

Tuần trước, toán Đà Nẵng Go tập họp được 250 gói cứu trợ cho trẻ em và 750 gói cho người lớn tại Tây Giang, cũng như trao những phong bì tiền mặt tại tiệm ăn Hannah.

Phát phẩm vật cứu trợ cho người dân Tây Giang. (Hình: Hugh Bohane)
Phát phẩm vật cứu trợ cho người dân Tây Giang. (Hình: Hugh Bohane)

Gói cứu trợ bao gồm nước uống, sữa, mì, thực phẩm khô, dầu ăn, nước mắm, muối, chăn và sổ tay.

Tiền được quyên qua một một cuộc lạc quyên và từ số tiền tặng khác nhau của các thành viên địa phương và những người sống ở nước ngoài trong cộng đồng Đà Nẵng.

Trợ giúp này được dân làng cũng như các giới chức địa phương hoan nghênh và toán chuyển phẩm vật cứu trợ cho hai trường tiểu học và cho người lớn tại những làng cần nhất ở Tây Giang.

Phát kẹo bánh cho các em học sinh. (Hình: Hugh Bohane)
Phát kẹo bánh cho các em học sinh. (Hình: Hugh Bohane)

Tại một trong những trường học, học sinh quá nghèo không thể có đồng phục và một số học sinh phải đi bộ đến 4 km để đến lớp.

Các em học sinh nhận sách vở và phẩm vật cần thiết khác. (Hình: Hugh Bohane)
Các em học sinh nhận sách vở và phẩm vật cần thiết khác. (Hình: Hugh Bohane)

Đà Nẵng Go sẽ tiếp tục gây quỹ và có những phái đoàn trợ giúp để giúp người dân miền Trung bị ảnh hưởng vì những trận bão lịch sử này.

Cả hai tổ chức Pacific Links Foundation và Đà Nẵng Go sẽ theo dõi chặt chẽ trận bão Vacom kế tiếp, hy vọng bão này sẽ xuống cấp mạnh, nhưng vẫn sẽ chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với tình hình xấu nhất.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG