Đường dẫn truy cập

Cảnh sát Giao thông: Bỏ quy định về ghi âm, ghi hình vì nhiều người ‘không khách quan’, ‘quấy rối’


Một cuộc phô diễn của lực lượng cảnh sát giao thông. (Ảnh chụp từ VNExpress)
Một cuộc phô diễn của lực lượng cảnh sát giao thông. (Ảnh chụp từ VNExpress)

Bộ Công an ban hành Thông tư 46/2024, có hiệu lực thi hành từ ngày 15/11, chứa đựng các quy định “về thực hiện dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông”, báo chí trong nước đưa tin trong những ngày gần đây.

Thông tư mới gây nhiều tranh cãi, theo quan sát của VOA, vì so với một thông tư của chính Bộ Công an hồi năm 2019, giờ đây không còn điều khoản cho phép người dân ghi âm, ghi hình để giám sát công an làm nhiệm vụ.

Trong mấy ngày nay, đã và đang có những cuộc thảo luận và nhiều ý kiến bình luận về thông tư 46/2024 trong các nhóm trên Facebook như Chân Trời Mới Media, Góc nhìn Báo chí-Công dân, Otofun… và trên trang cá nhân của những Facebooker trực ngôn bao gồm các ông Đoàn Bảo Châu, Nguyễn Văn Đài…

Một phần lớn các ý kiến cho rằng việc loại bỏ hình thức giám sát bằng ghi âm, ghi hình có thể hạn chế quyền của người dân, đồng thời khiến tình trạng lạm quyền của những người thi hành công vụ trở nên trầm trọng hơn. Thậm chí một số người cáo buộc rằng quy định mới có thể “vi hiến”.

Sau khi nổi lên luồng dư luận kể trên, vào chiều ngày 9/10, Cục CSGT nói với báo chí trong nước rằng thông tư mới bỏ đi hình thức giám sát bằng ghi âm, ghi hình là vì “thời gian qua việc giám sát của một số người dân với CSGT có lúc chưa khách quan, chưa đúng quy định", theo tường thuật trên VnExpress, VietnamNet và Pháp Luật Thành Phố Hồ Chí Minh.

Dưới góc nhìn của cục, nhiều người “lợi dụng quyền giám sát” để ghi hình, chụp ảnh hoạt động của các sĩ quan CSGT rồi đưa lên mạng xã hội “nhằm mục đích quấy rối, gây khó khăn” cho công tác thi hành pháp luật về trật tự, an toàn giao thông, vẫn theo tin của VnExpress, VietnamNet và Pháp Luật Tp.HCM.

Cục nói tiếp rằng những hình ảnh đăng tải dù được gỡ bỏ và người vi phạm bị xử lý song vẫn gây ra “tác động xấu đến người xem” và “ảnh hưởng” đến hoạt động của CSGT. Do đó, cục nhấn mạnh rằng "việc bỏ quy định giám sát về ghi âm, ghi hình phù hợp với quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân và các quy định pháp luật liên quan khác", theo trích dẫn trong các bản tin của VnExpress, VietnamNet và Pháp Luật Tp.HCM.

Như VOA và chính báo chí Việt Nam đã đưa tin trong nhiều năm, các khảo sát từ 2012 cho đến ít nhất là 2020 cho thấy CSGT bị người dân đánh giá là “ngành tham nhũng phổ biến nhất”.

Diễn đàn

VOA Express

XS
SM
MD
LG