Đường dẫn truy cập

Chi tiêu quân sự của Nga giảm


Tư liệu - Tàu chiến của Nga neo trong vịnh tại Baltiysk ở khu vực Kaliningrad của Nga giữa Ba Lan và các nước vùng Biển Baltic, ngày 19 tháng 7, 2015.
Tư liệu - Tàu chiến của Nga neo trong vịnh tại Baltiysk ở khu vực Kaliningrad của Nga giữa Ba Lan và các nước vùng Biển Baltic, ngày 19 tháng 7, 2015.

Chi tiêu quân sự của Nga năm ngoái giảm đi một phần năm, là sự sụt giảm đầu tiên trong gần hai thập niên, theo một báo cáo của viện nghiên cứu quốc quốc phòng SIPRI công bố hôm thứ Tư.

Nga đã phô bày uy lực quân sự của mình trong những năm qua với việc sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine vào năm 2014 và can dự sâu vào cuộc xung đột Syria, chứng tỏ quan điểm ngày càng hiếu chiến.

Nhưng trong khi chi tiêu quân sự toàn cầu tăng một phần trăm lên đến 1.739 tỉ đôla vào năm ngoái, chi tiêu của Nga giảm 20 phần trăm giá trị thực xuống 66,3 tỉ đôla, báo cáo từ Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (SIPRI) cho biết.

Đó là sự sụt giảm đầu tiên kể từ năm 1998, năm có một khủng hoảng lớn khi nền kinh tế Nga sụp đổ và Nga mất khả năng trả nợ trong nước. Năm sau, Vladimir Putin lên làm Thủ tướng và vào đêm giao thừa, trở thành Tổng thống.

Nga đã tụt xuống vị trí thứ tư trong bảng xếp hạng những nước chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới, bị Ả-rập Saudi qua mặt.

Tài chính của Nga vẫn chưa ổn định sau một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài hai năm do các chế tài của phương Tây gây ra và do giá dầu thế giới giảm mạnh. Giá dầu thô tăng cao đã giúp nền kinh tế Nga quay trở lại mức tăng trưởng 1,5 phần trăm vào năm ngoái, thấp hơn một chút so với chỉ tiêu 2 phần trăm của chính phủ.

Nền kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu của Nga giờ đã quen với giá cả hàng hóa tiêu dùng thấp hơn so với trước năm 2014, và ngân sách có thể chịu thâm hụt nhỏ hoặc thậm chí có thặng dư vào năm 2018.

Tổng thống Vladimir Putin cũng kêu gọi mức sống và chi tiêu cao hơn cho hạ tầng xã hội, chẳng hạn như y tế và giáo dục. Một số quan chức chính phủ đã kêu gọi chi tiêu quân sự thấp hơn để dành thêm kinh phí cho những chương trình như vậy.

Điện Kremlin nói vào tháng 3 rằng Nga sẽ cắt giảm ngân sách quốc phòng xuống dưới 3 phần trăm tổng sản phẩm quốc nội trong vòng năm năm tới.

Mỹ vẫn là nước chi tiêu quân sự lớn nhất thế giới tính đến nay, chiếm 35 phần trăm tổng chi tiêu toàn cầu, nhiều hơn bảy quốc gia chi tiêu cao nhất kế tiếp cộng lại. Ngân sách quốc phòng của Mỹ không thay đổi trong năm 2016 và 2017 nhưng dự kiến tăng đáng kể trong năm nay.

Chi tiêu quân sự của Trung Quốc, một phần chi tiêu quân sự thế giới, tăng lên tới 13 phần trăm vào năm ngoái từ tỷ lệ 5,8 phần trăm của năm 2008.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG