Đường dẫn truy cập

Công ty Ấn Độ tìm cơ hội đầu tư ở nước ngoài vào lúc kinh tế tăng trưởng


Một nhà máy của công ty đa quốc Tata Steel của Ấn Ðộ trong thị trấn Hayange ở đông bắc nước Pháp khánh thành hôm 29/9/11
Một nhà máy của công ty đa quốc Tata Steel của Ấn Ðộ trong thị trấn Hayange ở đông bắc nước Pháp khánh thành hôm 29/9/11

Đầu tư ở nước ngoài của các công ty Ấn Độ đã tăng mạnh khi họ mưu tìm các thị trường và nguồn lực mới hơn để cung cấp nguồn lực cho một nền kinh tế đang tăng trưởng. Thông tín viên VOA Anjana Pasricha tại New Delhi ghi nhận chi tiết về cuộc vận động ở nước ngoài của các công ty Ấn Độ.

Từ hơn 150 năm nay, công ty Harrisons Malayalam đã trồng cao su và trà ở các đồn điền to lớn tại các bang Tamil Nadu và Kerala miền nam Ấn Độ. Nhưng giám đốc điều hành Pankaj Kapoor cho biết bất kể nhu cầu ngày càng tăng về cả hai mặt hàng này, công ty không thể khai khẩn thêm đất mơi ở Ấn Độ.

Ông nói: “Để có đất, giả dụ là 10.000 hecta đất ở một nơi, ở bất cứ bang nào đi nữa, là điều gần như không thể có được.”

Công ty nay dự định đầu tư hàng triệu đôla để khai thác các đồn điền cao su ở châu Phi.

Ông Kapoor nói họ đã đi thăm dò đất đai ở những nước như Ethiopia và Ghana:

“Có được đất ở châu Phi thì rất tốt, bởi vì các chính phủ rất háo hức muốn có các nhà đầu tư nước ngoài. Họ có nhiều đất, chưa được sử dụng. Chúng ta có thể đưa kỹ thuật và chúng ta có thể đưa tiền bạc vào.”

Harrison Malayalam chỉ là một trong hàng chục công ty của Ấn Độ đang vận động ở nước ngoài để mưu tìm các tài nguyên như đất đai và than đá, những thị trường hay kỹ thuật mới hơn.

Từ tháng 4 năm 2010 đến tháng 3 năm 2011, các công ty Ấn Độ đã đầu tư gần 44 tỷ đôla ở nước ngoài, tăng hơn gấp đôi so với năm trước đó.

Các công ty này đã đến châu Phi, châu Á, châu Âu và Australia trong những khu vực từ nông trại, dược phẩm và năng lượng, cho đến năng lượng, viễn thông và hạ tầng cơ sở.

Ông D.K. Joshi, kinh tế gia trưởng tại công ty tham vấn Crisil ở Mumbai, cho rằng các cuộc đầu tư ngày càng nhiều được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố.

Ông nói: “Các công ty Ấn Độ vốn giầu tiền mặt và ngoài ra các luật lệ về ngoại hối đã được khai phóng để cho phép người Ấn Độ đi ra ngoài nước. Các thẩm định của các công ty nước ngoài sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu là khá tốt, vì thế việc đi ra nước ngoài và thủ đắc các công ty để bành trướng dấu chân trên toàn cầu là điều hợp lý.”

Các nhà đầu tư nước ngoài gồm một số tấp đoàn lớn nhất của Ấn Độ, như Reliance Industries, tập đoàn Tata, tổ hợp Essar và Bharti Airtel. Tập đoàn Tata nay thu hơn phân nửa lợi nhuận từ nước ngoài.

Ông Chadrajit banerjee người đứng đầu Tổng công đoàn Công nghiệp Ấn Độ, cho rằng các công ty Ấn Độ đã trở nên ngày càng tự tin rằng họ đã tăng trưởng về quy mô và kích thước kể từ khi Ấn Độ khai phóng nền kinh tê của họï từ 20 năm nay.

Ông nhận định: “Họ trở nên tham lam, mức khao khát gia tăng và vì thế họ bắt đầu nhìn ra nước ngoài... Công nghiệp Ấn Độ ngày nay đã trở nên mang tính cạnh tranh hơn và vì thế có khả năng thủ đắc, họ có khả năng bắt kịp kỹ thuật, có khả năng xuất khẩu và có khả năng đầu tư.”

Các kinh tế gia cho rằng vào lúc việc quyết định chính sách chậm lại ở Ấn Độ sau khi xảy ra những vụ tai tiếng tham nhũng của các giới chức cấp cao, nhiều doanh nghiệp thích đầu tư vào những gì họ gọi là các thị trường “có thể dự đoán được”. Một cuộc thăm dò của Công đoàn các Phòng Thương Mại Ấn Độ gợi ý rằng niềm tin kinh doanh ở Ấn Độ đã sút giảm vì lãi suất cao, bất mãn về vấn đề quản trị và các vấn đề tỷ như mua đất.

Tuy nhiên, kinh tế gia Joshi cảnh báo rằng tiến độ đầu tư ở nước ngoài có thể chậm lại trong những tháng sắp tới vì những mối quan ngại về một vụ suy thoái khác ở các nước Tây phương.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG