Đường dẫn truy cập

Nga ‘cần’ đàm phán với Mỹ, nhưng phải có Ukraine trong nghị trình


Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (trái) bắt tay Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình ở Ukraine, tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock, gần Lucerne ở Thụy Sĩ, hôm 15/6.
Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris (trái) bắt tay Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong cuộc gặp bên lề Hội nghị thượng đỉnh về hòa bình ở Ukraine, tại khu nghỉ dưỡng Burgenstock, gần Lucerne ở Thụy Sĩ, hôm 15/6.

Nga nhận thấy nhu cầu cấp thiết phải đàm phán an ninh với Hoa Kỳ nhưng các cuộc đàm phán này phải "toàn diện" và bao gồm vấn đề Ukraine, Điện Kremlin cho biết hôm thứ 21/6.

Khi được hỏi liệu Moscow có sẵn sàng đàm phán với Washington về rủi ro hạt nhân hay không, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nói: “Không thể tách rời bất kỳ phân đoạn riêng lẻ nào khỏi tổng thể các vấn đề vốn đã chồng chất và chúng tôi sẽ không làm điều này”.

“Vì vậy, chúng tôi sẵn sàng đối thoại, nhưng hướng tới một cuộc đối thoại toàn diện rộng rãi bao gồm tất cả các khía cạnh, bao gồm cả khía cạnh hiện tại liên quan đến cuộc xung đột xung quanh Ukraine, liên quan đến sự tham gia trực tiếp của Hoa Kỳ vào cuộc xung đột này”, ông Peskov nói với các phóng viên.

Hoa Kỳ bác bỏ lập luận của Nga rằng, với việc trang bị vũ khí cho Ukraine, họ đã trở thành nhân vật nắm vai trò chủ đạo trực tiếp trong một cuộc chiến nhằm gây ra một "thất bại chiến lược" nặng nề cho Moscow. Hoa Kỳ nói rằng bất kỳ cuộc đàm phán nào về cuộc chiến đều là vấn đề của Ukraine.

Lập trường của Nga, như ông Peskov vạch ra, không phải là mới. Tuy nhiên, người phát ngôn này nói với các phóng viên rằng danh sách các chủ đề mà Nga và Mỹ cần thảo luận ngày càng dài ra.

“Nhìn chung, cuộc đối thoại này là rất cần thiết”, ông Peskov nói. “Điều này là cần thiết vì các vấn đề đang chồng chất và có rất nhiều vấn đề liên quan đến cấu trúc an ninh toàn cầu.”

Theo quan điểm của Washington, chính ông Putin, trong năm thứ ba của cuộc chiến ở Ukraine, đang bổ sung thêm vào danh sách những lo ngại về an ninh.

Tuần này, ông đã đến thăm Triều Tiên, quốc gia có vũ khí hạt nhân, để ký thỏa thuận phòng thủ chung với nhà lãnh đạo Kim Jong Un và cho biết ông có thể cung cấp vũ khí của Nga cho Triều Tiên để đáp trả việc phương Tây trang bị vũ khí cho Ukraine.

Ông Putin hôm 20/6 cũng nhắc lại rằng ông đang xem xét lại học thuyết của Nga về việc sử dụng vũ khí hạt nhân. Hiệp ước kiểm soát vũ khí cuối cùng còn lại nhằm hạn chế số lượng đầu đạn hạt nhân chiến lược mà Nga và Mỹ có thể triển khai sẽ hết hạn vào năm 2026.

Diễn đàn

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG