Đường dẫn truy cập

Quốc hội Pakistan sắp đạt dấu mốc lịch sử


South Sudan's President Salva Kiir, right, chats with U.S. Secretary of State John Kerry as he greets Kerry at the president's office in Juba, South Sudan, May 2, 2014. 
South Sudan's President Salva Kiir, right, chats with U.S. Secretary of State John Kerry as he greets Kerry at the president's office in Juba, South Sudan, May 2, 2014. 
Cuộc bầu cử Quốc hội ở Pakistan dự trù diễn ra trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 5 năm 2013. Cuộc bầu cử này sẽ đánh dấu lần đầu tiên trong lịch sử nước này một chính phủ được bầu lên theo thể chế dân chủ đã hoàn tất nhiệm kỳ đầy đủ đầu tiên và chuyển quyền cho hệ thống kế tiếp. Các chính phủ dân cử trước đây hoặc bị lật đổ bởi các cuộc đảo chính của quân đội, hoặc bị bãi nhiệm bởi các vị tổng thống liên minh với quân đội đầy quyền thế. Từ Islamabad, thông tín viên VOA Ayaz Gul ghi nhận chi tiết trong bài tường thuật sau đây.

Quốc hội Pakistan - gồm hạ viên, và 4 nghị viện cấp tỉnh – có nhiều phần chắc sẽ giải tán vào đúng ngày hay trước ngày 18 tháng 3, khi hoàn tất các nhiệm kỳ 5 năm hiến định.

Các chính phủ trung lập tạm quyền sau đó sẽ đảm nhận trong thời kỳ chuyển tiếp dân chủ bằng cách chuẩn bị cho cuộc tổng tuyển cử.

Các vị bộ trưởng trong chính phủ liên hiệp, đứng đầu là đảng Nhân dân Pakistan hay PPP, đã cho thấy cử tri có thể đi bầu ngay từ tháng 5.

Một nhà lãnh đạo cấp trung ương của PPP và bộ trưởng quốc phòng liên bang, ông Naveed Qamar, tuyên bố ông tin tưởng rằng tiến trình dân chủ ở Pakistan sẽ xúc tiến theo đúng kế hoạch.

Ông Qamar nói: “Tôi thấy chính phủ hoàn tất nhiệm kỳ và các nghị viện đi đến hồi kết vào ngày 18 tháng 3, một chính phủ tạm quyền đang được bổ nhiệm sau khi tham vấn với phe đối lập, và các cuộc bầu cử được tổ chức trong thời hạn 60 ngày.”

Mặc dù nhiều người tỏ ý lạc quan về một cuộc chuyển tiếp dân chủ êm thắm, bạo động chính trị leo tháng ở thành phố lớn nhất nước là Karachi, vẫn tiếp tục cuộc nổi dậy của khối người Baloch theo chủ nghĩa dân tộc tại tỉnh Baluchistan giàu tài nguyên và bạo lực của phe chủ chiến do Taliban cầm đầu ở vùng tây bắc vẫn đề ra các thách thức nghiêm trọng cho cuộc bầu cử sắp tới ở Pakistan.

Giới chỉ trích lo ngại rằng bạo động tiếp diễn có thể làm chệch hướng động lực cải cách và tác động đến uy tín của cuộc bầu cử.

Ông Ayaz Amir đại diện cho Liên đoàn Hồi giáo Pakistan đối lập chính còn gọi là đảng PML-N ở Quốc hội.

Vụ ám sát chính trị gia Ahmed Bilour ở tỉnh Khyber Pakhtukhwa miền tây bắc vào ngày 22 tháng này là cú đánh mới nhất vào cuộc vận động chính trị trong vùng.
Vụ ám sát chính trị gia Ahmed Bilour ở tỉnh Khyber Pakhtukhwa miền tây bắc vào ngày 22 tháng này là cú đánh mới nhất vào cuộc vận động chính trị trong vùng.
Ông Amir nói: “Có rất nhiều sự bất trắc trong quan điểm chính trị Pakistan. Tình hình luật pháp và trật tự ở Karachi, tình hình luật pháp và trật tự ở Baluchistan, làn sóng khủng bố mới đây đổ vào Peshawar và các cơ sở quân sự khác. Sự kiến đó gieo mối nghi ngờ vào đầu óc dân chúng liệu cuộc bầu cử có được tổ chức đúng lúc hay không.”

Vụ ám sát một nhà chính trị hàng đầu của Pakistan ở tỉnh Khyber Pakhtukhwa miền tây bắc vào ngày 22 tháng này đã là cú đánh mới nhất vào cuộc vận động chính trị trong vùng, nơi các phần tử chủ chiến Taliban đã giết hại hàng trăm nhà hoạt động chính trị vì chống đối người Hồi giáo.

Các quan sát viên e ngại rằng làn sóng các vụ sát hại nhắm vào nhiều mục tiêu có thể buộc các đảng cấp tiến chống Taliban như đảng Dân tộc Awami hạn chế hoạt động bầu cử. Theo họ, sự kiện này có thể gây tác động đến tính khả tín của các cuộc bầu cử.

Nhưng bất kể làn sóng bạo lực chủ chiến, các quan sát viên tin rằng việc đề xuất các cải cách bầu cử quan trọng và các biện pháp được thực hiện để bảo đám tính khả tín của các cuộc bầu cử trong tương lai đã đem lại sự lạc quan dè dặt trong số nhiều tác nhân chính trị rằng tiến bộ hướng tới chính quyền dân chủ trong nước sẽ tiếp tục.

Giám đốc ở Pakistan của Viện Dân chủ Quốc gia, bà Sandra Houston, nói rằng các chính đảng lần này đã hợp tác với nhau một cách hiếm thấy trước đây và đang liên tục tiếp xúc tham khảo với ủy ban bầu cử về việc chấp thuận các luật lệ bầu cử.

Bà Houston nói: “Tôi nghĩ có một thiện chí thực sự giữa tất cả các đảng phái và xã hội dân sự và uỷ ban bầu cử để bảo đảm rằng có sự tôn trọng các luật lệ và hợp tác giữa tất cả các đảng phái ở một mức độ mà tôi nghĩ rằng cuộc bầu cử sẽ khác biệt một cách đáng kể.”

Nhiều quan sát viên địa phương và nước ngoài cũng ca ngợi và coi danh sách mới trên toàn quốc của 85 triệu cử tri là chính xác nhất cho tới nay. Các lá phiếu giả hiệu trong những cuộc bầu cử trước đây đã giúp một số chính đảng duy trì được thế áp đảo, gây nghi ngờ cho sự khả tín của tiến trình.

Các điều kiện kinh tế thiếu thuận lợi, tình trạng lạm phát và thiếu điện lực nghiêm trọng, có phần chắc cũng là những vấn đề quan trọng trong cuộc bầu cử sắp tới.

Sự xuất hiện của chính đảng của nhà chính trị nguyên là ngôi sao môn cricket Imran Khan như một lực lượng quan trọng thứ ba trên chính trường Pakistan.
Sự xuất hiện của chính đảng của nhà chính trị nguyên là ngôi sao môn cricket Imran Khan như một lực lượng quan trọng thứ ba trên chính trường Pakistan.
Liên minh cầm quyền đã phải đối phó với sự phẫn nộ của công chúng vì không cung cấp được sự hỗ trợ trên các mặt trận vừa kể. Tình trạng tham nhũng trong các cơ chế nhà nước là một vấn đề âm ỉ khác.

Chủ tịch cơ quan theo dõi chống tham nhũng, ông Fasih Bokhari, nói hồi đầu tháng này rằng Pakistan đã bị thất thoát tới 72 triệu đôla mỗi ngày cho sự thiếu hiệu năng, tham nhũng và trốn thuế của những người giàu có.

Ông Bokhari nói: “Mỗi ngày, có một khối lượng lớn tham nhũng và thất thoát các nguồn lực tài chính của Pakistan.”

Nhưng bất kể tất cả những lời phê bình đó, ông Ahmed Bilal Mehboo thuộc tổ chức phi chính phủ ủng hộ dân chủ gọi là PILDAT không loại trừ khả năng nhóm người đứng đầu chính quyền hiện hữu trở lại nắm quyền, mặc dù với một sự ủng hộ bị chia rẽ.

Ông Mehboo cho biết: “Sở dĩ như thế bởi vì có sự chia rẽ trong lực luợng được sắp xếp chống lại họ. Nếu họ tìm cách chống lại nhau, thì chính họ sẽ chia số phiếu ra.”

Một số quan sát viên tin rằng đảng PPP đương quyền có thể hưởng lợi nhờ sự xuất hiện của chính đảng của nhà chính trị nguyên là một ngôi sao môn bóng cricket Imran Khan như một lực lượng quan trọng thứ ba trên chính trường quốc gia trong những năm gần đây.

Ðảng Tehrik-e-Insaf Pakistan hay PTI của ông Khan đã nổi tiếng nhờ những lời chỉ trích gay gắt đảng PML-N của cựu Thủ tướng Nawaz Sharif, cai trị tỉnh Punjab đông dân nhất nước và là đảng đối lập chính ở Quốc hội.

Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari.
Tổng thống Pakistan Asif Ali Zardari.
Các chuyên gia phân tích cho rằng sự đối đầu có thể khiến cho đảng của ông Sharif mất đi các phiếu quan trọng, phần lớn có lợi cho đảng đương quyền của Tổng thống Asif Ali Zardari.

Trước đây, quân đội đầy thế lực của Pakistan gần như bao giờ cũng gây ảnh hưởng đến tiến trình bầu cử có lợi cho các liên minh chính trị của mình. Nhưng các quan sát viên tin rằng sự nổi lên của một ngành tư pháp độc lập và các cơ quan truyền thông điện tử tư nhân đã hạn chế thế áp đảo của quân đội trong tiến trình bầu cử.

Một yếu tố quan trọng khác gây lo ngại cho quân đội là bạo lực sắc tộc, phe phái và giáo phái tiếp diễn ở nhiều nơi trong nước. Sự kiện này gây xói mòn cho quyền lực có thời rất mạnh của quân đội.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG