Đường dẫn truy cập

Trung Quốc tăng cường kiểm soát blogger


Một trang blog ở Trung Quốc.
Một trang blog ở Trung Quốc.

Bắt đầu từ tuần tới, Cục Quản lý Không gian mạng Trung Quốc sẽ yêu cầu các blogger và những người có ảnh hưởng trên mạng phải có giấy phép được chính phủ cấp trước khi họ có thể đăng tải thông tin về một loạt các chủ đề.

Một số lo ngại rằng chỉ các cơ quan truyền thông nhà nước và các tài khoản tuyên truyền chính thức mới được cấp phép.

Tuy rằng từ năm 2017 nhà chức trách Trung Quốc đã đặt ra yêu cầu phải có giấy phép mới được viết về các vấn đề chính trị và quân sự, song quy định này vẫn chưa được thực thi rộng khắp. Giờ đây lại có thêm các quy định mới, áp dụng rộng hơn, bao trùm cả chủ đề về y tế, kinh tế, giáo dục và tư pháp.

"Các nhà quản lý muốn kiểm soát toàn bộ quy trình sản xuất thông tin", Titus Chen, một chuyên gia về chính sách truyền thông xã hội của Trung Quốc tại Đại học National Sun Yat-Sen ở Đài Loan, nhận định.

Động thái mới nhất phù hợp với các quy định hạn chế hơn bao giờ hết dưới thời kỳ nắm quyền của Chủ tịch Tập Cận Bình, vốn từ lâu đã hạn chế không gian trao đổi hạn hẹp của người dân. Nhà lãnh đạo Trung Quốc đã biến “chủ quyền kỹ thuật số” trở thành khái niệm trung tâm trong khi nắm quyền, theo đó chính quyền đặt ra các giới hạn và tăng cường kiểm soát lĩnh vực kỹ thuật số.

Yêu cầu mới về giấy phép có thể hạn chế các cá nhân đăng tải nội dung do họ tự viết.

Việc sửa đổi chính sách nhằm “chuẩn hóa và hướng các tài khoản công cộng và các nền tảng dịch vụ thông tin tự ý thức hơn trong việc giữ đúng định hướng dư luận”, theo một tuyên bố được đăng bởi Cục Quản lý Không gian mạng.

Không rõ các blogger sẽ bị trừng phạt tới mức độ nào nếu họ đăng các bài bình luận mà không có giấy phép.

Đại dịch COVID-19 dường như đã thúc đẩy việc thắt chặt các quy định này. Trong những ngày đầu bùng phát dịch bệnh ở Trung Quốc, phần lớn tin tức, cả chính thống lẫn đồn đoán, được cung cấp bởi các tài khoản trực tuyến và các phương tiện truyền thông kỹ thuật số.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG