Đường dẫn truy cập

Trước đây đã có hai Mặt Trăng?


Trước đây đã có hai Mặt Trăng?
Trước đây đã có hai Mặt Trăng?

Theo một giả thuyết mới do các nhà khoa học đưa ra thì có thời Trái Đất có thể đã có hai vệ tinh là các Mặt Trăng được thành lập từ thời sơ khai của Thái Dương Hệ, cùng xoay quanh quỹ đạo của Trái Đất, và đã chạm vào nhau từ từ để trở thành một Mặt Trăng.

Các khoa học gia khảo cứu về hành tinh tin là Mặt Trăng được thành lập khi một thiên thể có tầm cỡ như Sao Hỏa đụng vào Trái Đất khoảng 4,5 tỉ năm trước đây và những mảnh vỡ quy tụ lại với nhau để cấu thành Mặt Trăng.

Nhưng theo ông Erik Asphaug, một nhà khoa học nghiên cứu về hành tinh tại Trường Đại Học California thành phố Santa Cruz, thì giả thuyết đó không giải quyết được điều mà các nhà thiên văn học gọi là tính chất lưỡng phân của Mặt Trăng giữa phía nhìn thấy của nó có những miệng núi lửa cùng lớp vỏ mỏng, và phía xa hơn của nó bao gồm một lớp vỏ dầy hơn và những rặng núi có đỉnh cao tới 3.000 mét.

Sử dụng một máy vi tính tạo mô hình, các khoa học gia Asphaug và Martin Jutzi thuộc Trường Đại Học Bern ở Thụy Sĩ đã tạo ra một diễn biến về những gì có thể đã gây ra sự lưỡng phân địa lý giữa phía nhìn thấy và phía xa hơn của Mặt Trăng. Các ông tin là hiện tượng này gây ra bởi một sự va chạm di chuyển từ từ, với tốc độ ít hơn hai kilomét rưỡi một giây đồng hồ bởi một mặt trăng kế cận nhỏ hơn. Ông Asphaug nói:

“Hiện tượng này xảy ra khi sự va chạm vào Mặt Trăng tới từ thiên thể kế cận với nó, không có tốc độ nhanh, đó là một sự va chạm chậm chạp. Và vào lúc đụng vào Mặt Trăng, thiên thể này không có đủ sức mạnh để tạo thành một hố lớn. Tất cả những gì tốc độ của thiên thể này có để tạo ra là tự nén nó trở thành dẹp như một chiếc bánh dầy lớn. Và đó là một kết quả bất ngờ khi chúng tôi thấy hiện tượng đó xảy ra lúc sử dụng máy vi tính để mô phỏng hóa diễn biến này, chúng tôi biết là đang chứng kiến một thứ gì khá hay.”

Sự va chạm này giữa hai mặt trăng xảy ra như thế nào? Các nhà khoa học tin là nhiều tỉ năm trước đây, mặt trăng nhỏ, được cấu thành bởi cùng những mảnh vụn giống như mặt trăng lớn, đã ở vào vị trí bị tác động bởi trọng lực của Trái Đất và của Mặt Trăng lớn, khiến mặt trăng nhỏ bị kéo chạm vào mặt trăng lớn.

Ông Paul Spudis là một nhà khoa học chuyên nghiên cứu hành tinh thuộc Viện Nghiên Cứu Hành Tinh và Mặt Trăng ở thành phố Houston, Texas. Ông không đưa ra xét đoán về giả thuyết này.

Ông nói: “Đây là một ý kiến hấp dẫn và cũng giống như tất cả mọi ý kiến mới, ta cần đánh giá cẩn thận. Và tôi không chống lại giả thuyết này mà cũng không ủng hộ nó. Vào lúc này thì tôi chỉ muốn giữ thái độ hoài nghi.”

Các khoa học gia tin là tính chất lưỡng phân của Mặt Trăng có thể giải thích được nếu có điều kiện so sánh những mẫu khoáng chất từ phía gần và phía xa của Mặt Trăng.

Vào tháng tới, cơ quan không gian NASA của Hoa Kỳ sẽ thực hiện một phi vụ có tên là Gravity Recovery and Interior Laboratory, gọi tắt là GRAIL giúp các nhà thiên văn học tăng thêm hiểu biết về Mặt Trăng. Hai phi thuyền của chương trình GRAIL sẽ bay nối tiếp nhau trong quỹ đạo chung quanh Mặt Trăng để đo các trường trọng lực của nó.

Hy vọng rằng phi vụ này, khi phân tích vỏ mặt trăng thông qua hạt nhân của nó, sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ thêm về việc thành lập các hành tinh trong Thái Dương Hệ của chúng ta.

Bài nói về khả năng có hai Mặt Trăng trong quỹ đạo Trái Đất được đăng trên tạp chí Nature.

VOA Express

VOA có ứng dụng mới

Xem tin tức VOA trực tiếp trên điện thoại và máy tính bảng! Ứng dụng VOA có thiết kế mới và cải thiện khả năng truy cập tin tức. Các tính năng mà bạn yêu thích trước đây được tích hợp cùng các công cụ vượt tường lửa để truy cập tin tức VOA bằng 22 ngôn ngữ.

Tải ứng dụng VOA trên App StoreGoogle Play!

XS
SM
MD
LG