Đường dẫn truy cập

UBS: Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc, nhưng tiềm ẩn rủi ro


Công nhân tại một xưởng may ở Hà Nội, 8/1/2021.
Công nhân tại một xưởng may ở Hà Nội, 8/1/2021.

Tập đoàn tài chính toàn cầu có trụ sở ở Thụy Sĩ UBS nói rằng Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn Trung Quốc vào năm ngoái và nền kinh tế của Việt Nam vẫn còn “tiềm năng to lớn.” Tuy nhiên, UBS cho rằng giới đầu tư vào Việt Nam vẫn còn đối mặt một số rủi ro tiềm ẩn.

Ông Kelvin Tay, Giám đốc đầu tư khu vực của UBS Global Wealth Management phát biểu trên đài CNBC hôm 10/2 rằng triển vọng kinh tế Việt Nam có vẻ khả quan vì trong năm vừa qua Việt Nam là một trong những nền kinh tế hoạt động tốt nhất châu Á và nằm trong số ít quốc gia đã đạt được mức tăng trưởng kỷ lục dù bị tác động bởi đại dịch COVID-19.

“Việt Nam là một thị trường mà chúng tôi thích”, ông Tay nói trên Chương trình “Squawk Box Asia” của CNBC.

“Đó là một nền kinh tế mà chúng tôi cho rằng có tiềm năng to lớn”, và ông cho biết thêm rằng tốc độ tăng trưởng của đất nước đang “vượt xa” các nước đồng cấp ở trong khu vực.

Việt Nam đạt mức tăng trưởng 2,9% vào năm 2020, chỉ sau Đài Loan với mức tăng trưởng 2,98%.

Vào tháng trước, Trung Quốc công bố báo cáo tăng trưởng kinh tế năm 2020, theo đó tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này tăng 2,3%.

Trong những năm gần đây, Việt Nam được xem là một trung tâm sản xuất thay thế cho các công ty muốn chuyển sản xuất ra khỏi Trung Quốc nhằm tránh ảnh hưởng từ căng thẳng về thương mại giữa Bắc Kinh và Washington, cũng theo CNBC.

Trong khi đó, một số nước có nhiều dự án đầu tư tại Việt Nam, điển hình như Hàn Quốc, xem đại dịch COVID-19 là một cơ hội để giảm lệ thuộc chuỗi cung ứng của họ vào Trung Quốc.

Ông Park Noh Wan, Đại sứ Hàn Quốc tại Việt Nam, phát biểu với báo Tuổi Trẻ hôm 10/2: “Trong khi ngành sản xuất điện tử, đầu tư, thương mại trên toàn thế giới bị thu hẹp nhiều do ảnh hưởng của đại dịch, kinh tế Việt Nam đạt mức tăng trưởng khoảng 3%, cao nhất trong khu vực ASEAN”.

Nhà ngoại giao Hàn Quốc cho biết việc đại dịch bùng phát trở thành cơ hội cho Hàn Quốc giảm lệ thuộc vào Trung Quốc và tìm kiếm sự đa dạng hóa của chuỗi giá trị toàn cầu (GVC).

Ông cho biết hơn 9.000 doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam sẽ xúc tiến tự lập hóa của ngành công nghiệp Việt Nam và thúc đẩy hợp tác kinh tế cùng có lợi thông qua việc giảm tỉ lệ nhập khẩu các vật liệu, phụ tùng, thiết bị và tăng cường chuỗi cung ứng tại Việt Nam, cũng như chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp Việt Nam nhằm tham gia chuỗi giá trị toàn cầu mới.

Mặc dù vậy, tác động của đại dịch đối với đầu tư của Hàn Quốc tại Việt Nam là rất lớn, Đại sứ Park nói: “Đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam trong năm 2020 giảm 50% so với năm 2019, đặc biệt đầu tư trong lĩnh vực thế mạnh của Hàn Quốc là sản xuất chế tạo đã giảm 55%”.

Việt Nam: Tăng trưởng kinh tế 2020 thấp nhất trong 30 năm
please wait

No media source currently available

0:00 0:01:30 0:00

Trước đó, hãng tin Bloomberg dẫn kết quả dự báo của các nhà kinh tế cho biết rằng với tốc độ tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2020 đạt 2.9%, thì tổng sản phẩm quốc nội năm 2021 của nước này dự kiến sẽ tăng 7,6%.

Ông Kelvin Tay nhận thấy rằng rủi ro vẫn còn đối với những doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào Việt Nam, đó là tính thanh khoản và các biện pháp kiểm soát tiền tệ của chính phủ.

Ông Tay nói: “Nếu nền kinh tế hoạt động không tốt, họ [chính phủ Việt Nam] có thể thực sự giảm giá mạnh giá trị đồng Việt Nam chỉ để cố gắng kích thích nền kinh tế. Vào cuối năm ngoái, Bộ Tài chính Hoa Kỳ đã dán nhãn quốc gia này là một kẻ thao túng tiền tệ.”

VOA Express

XS
SM
MD
LG