Đường dẫn truy cập

NATO tranh cãi về cách đối xử với Trung Quốc


Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg.

Khái niệm chiến lược mới đầu tiên của NATO trong một thập niên sẽ lần đầu tiên coi Trung Quốc là mối quan tâm nhưng các quốc gia thành viên vẫn còn mâu thuẫn về cách mô tả quốc gia có quân đội lớn nhất thế giới và mối quan hệ của Trung Quốc với Nga, các nhà ngoại giao NATO nói.

Cả hai thượng đỉnh G7 (đang diễn ra ở Đức) và thượng đỉnh NATO (sắp diễn ra ở Madrid) đều bàn về mối quan hệ ngày càng sâu sắc của Trung Quốc với Nga sau cuộc xâm lược Ukraine và xu hướng ngày càng tăng của Trung Quốc nhằm phô trương sức mạnh địa chính trị và khả năng kinh tế mang tính uy hiếp đối với các nước.

Các quan chức Mỹ tuần rồi cho biết khái niệm chiến lược mới sẽ được thông qua tại hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid vào ngày 29, và ngày 30/6 sẽ giải quyết các mối đe dọa ngày càng tăng từ Nga và Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Một quan chức Tòa Bạch Ốc ngày 26/6 bày tỏ tin tưởng rằng tài liệu này sẽ bao gồm ngôn từ “mạnh mẽ” đối với Trung Quốc, nhưng cho biết các cuộc đàm phán vẫn đang tiếp tục diễn ra trước thềm hội nghị thượng đỉnh NATO ở Madrid vào ngày 29 và 30 tháng 6.

Các nhà ngoại giao NATO nói Mỹ và Anh đã thúc đẩy ngôn từ mạnh mẽ hơn để phản ánh những gì họ coi là tham vọng quân sự ngày càng tăng của Trung Quốc và lo ngại ngày càng tăng rằng họ có thể tấn công đảo Đài Loan dân chủ mà Bắc Kinh coi là lãnh thổ của riêng mình.

Các nhà ngoại giao NATO nói với điều kiển ẩn danh vì tài liệu đang được chung kết, rằng Pháp và Đức – đầu tư công nghiệp lớn của châu Âu vào Trung Quốc – thiên về những biện pháp ưu đãi hơn.

Tại hội nghị thượng đỉnh G7 ngày 27/6, Cố vấn An ninh Quốc gia Hoa Kỳ Jake Sullivan nói với các phóng viên rằng tài liệu chiến lược của NATO sẽ “nói theo những cách chưa từng có về thách thức mà Trung Quốc đặt ra.”

Một nhà ngoại giao cho biết một thỏa hiệp đang hình thành, theo đó Trung Quốc sẽ được coi là một “thách thức mang tính hệ thống”, đồng thời bao gồm việc cân bằng ngôn từ đề cập đến “ý muốn làm việc trên các lĩnh vực lợi ích chung” với Bắc Kinh.

Tài liệu chiến lược, sẽ cập nhật các mục tiêu và giá trị của NATO do Hoa Kỳ lãnh đạo, cũng sẽ nêu rõ “nhận thức của các quốc gia thành viên về sự cần thiết phải có “khả năng phục hồi nhanh chóng”, nguồn tin này cho biết.

Các nhà đàm phán cũng điều chỉnh cách mô tả mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga. Cộng hòa Czech và Hungary phản đối mạnh mẽ cụm từ “hội tụ chiến lược” để định nghĩa mối quan hệ này, theo một nguồn tin ngoại giao.

Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói mục đích duy nhất của các khẳng định của phương Tây về các mối đe dọa từ Trung Quốc là kiềm chế và ngăn chặn sự phát triển của Trung Quốc và duy trì quyền bá chủ của Hoa Kỳ.

‘Tham vọng toàn cầu’ của Trung Quốc

Các quan chức NATO đang chạy đua để hoàn thành khái niệm chiến lược mới cho kịp thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh Madrid, nơi cuộc xâm lược của Nga tại Ukraine sẽ là trọng tâm bàn thảo.

Anh gần đây đã chấp nhận ngôn từ mô tả Nga là “mối đe dọa cấp thời, trực tiếp” và Trung Quốc là một “thách thức chiến lược”.

Phúc trình thường niên mới nhất của Ngũ Giác Đài trước Quốc hội Hoa Kỳ đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc “đáp ứng thách thức về tốc độ do quân đội ngày càng có khả năng của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đề ra và tham vọng toàn cầu của nước này.”

Các quan chức Hoa Kỳ nhấn mạnh tầm quan trọng của việc đưa Trung Quốc vào khái niệm chiến lược cập nhật của NATO và Úc, New Zealand, Nhật Bản và Hàn Quốc do đó lần đầu tiên được mời tham dự hội nghị thượng đỉnh NATO.

Một trong những quan chức nói, mục đích là để báo hiệu rằng NATO không “rời mắt khỏi quả bóng ở Trung Quốc” ngay cả khi khối này tập trung vào việc tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine.

Một quan chức châu Âu đồng ý rằng “NATO không thể bỏ qua Trung Quốc”. “Châu Âu đã đi sau một chút trong việc nhận ra điều này, nhưng quan điểm chắc chắn đã thay đổi nhìn từ vấn đề Hong Kong,” ông nhắc tới cuộc đàn áp an ninh của Bắc Kinh đối với trung tâm tài chính châu Á.

Trung Quốc nói Đài Loan và Hong Kong hoàn toàn là công việc nội bộ của họ.

Các chỉ trích từ phương Tây nói ông Tập Cận Bình đã đưa Bắc Kinh vào con đường chuyên chế hơn trong nước và hung hăng hơn tại nước ngoài.

Tin Vắn Thế Giới

XS
SM
MD
LG